benh marek o ga 1 1

Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phòng Chống Bệnh Marek Trên Gà

ĐẶC ĐIỂM CHUNG.

• Bệnh Marek là một bệnh truyền nhiễm gây ra các khối u ở nhiều cơ quan trên cơ thể của gà.
• Bệnh được Marek, một nhà khoa học người Hungary phát hiện lần đầu tiên năm 1907.
• Từ sau đấy, bệnh thấy ở nhiều nước trên thế giới
• Bệnh xuất hiện ở Việt Nam năm 1978 với một số tên gọi như teo chân gà, ung thư gà, hội chứng khối u,..
• Bệnh có tính truyền lây qua tiếp xúc và qua không khí vào đường hô hấp, do một Herpes virus thuộc nhóm cấu trúc DNA gây nên.
• Virus gây bệnh gồm 3 tipe:
– Tipe có độc lực cao gây ra bệnh cấp tính.
– Tipe có độc lực vừa gây ra bệnh mãn tính.
– Tipe có độc lực thấp (không có độc lực) gây ra bệnh ở thể nhẹ, không có biểu hiện lâm sàng.
• Đặc trưng của bệnh là tăng sinh cao độ và xâm nhiễm các tế bào lymphoid (lâm ba cầu to, vừa, nhỏ, và các tế bào plasma).
• Hình thành nhiều khối u ở nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể.
• Bao gồm: da, mô cơ ở vùng đầu, cổ, toàn thân, giác mạc mắt, thần kinh ngoại vi, tuyến sinh dục, các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, tim, dạ dày, ruột,…
• Riêng túi Fabricius chỉ tăng sinh ở giai đoạn đầu, về sau teo lại chứ không tăng sinh phì đại như trong bệnh Lymphoid Leucosis.
• Gà bị liệt cơ do rối loạn thần kinh vận động.

II. BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ.

1. Triệu chứng lâm sàng.

Bệnh thường biểu hiện ở hai thể là thể cấp tính và thể mãn tính.
• Thể cấp tính:
– Gà bệnh ủ rũ, kém ăn, vận động kém, gầy còm dần đi, sau vài ngày một số con bị rối loạn vận động cơ, có hiện tượng liệt chi, nằm bẹp một chỗ, một số khác mệt lả, bỏ ăn, một số con bị nặng chết ngay.

6 2

– Thể cấp thường xảy ra ở gà nhỏ tuổi, ở hai thời điểm từ 4 – 8 tuần tuổi và từ 10 – 15 tuần tuổi, không thấy ở gà đẻ.
– Tỷ lệ chết phổ biến trong khoảng 20 – 30%, có khi tới 50%.
• Thể mãn tính:
– Thể này còn gọi là bệnh Marek cổ điển, do Marek phát hiện ngay lần đầu tiên khi bệnh xuất hiện ở Hungary.
– Tổn thương bệnh lý lâm sàng thường quan sát thấy có hai kiểu riêng rẽ độc lập nhau.
– Đó là hai thể phụ, thể mắt và thể thần kinh.
* Thể mắt: Gà rất mẫn cảm với ánh sáng, biểu hiện đầu tiên là gà nhìn khó khăn, chậm chạp, thị lực của mắt giảm. Sau đó mắt viêm rõ rệt, mống mắt, màng kết mạc mắt sưng dày, có nước mắt, dử mắt chảy ra. Có khi dịch rỉ viêm đóng đầy khoé mắt, hai mí mắt dính liền lại, sau đó có thể bị mù mắt.
* Thể thần kinh: Gà mắc bệnh bị viêm dây thần kinh ngoại vi, tuỳ vùng thần kinh bị tổn thương mà tứ chi (chân, cánh) bị giảm tới mất cơ năng vận động, dẫn tới liệt chân, liệt cánh, vận động rất khó khăn.
– Gà bị liệt chân, què chân: Cả hai chân bị, gà thường nằm choãi một chân về phía trước, một chân về phía sau.
– Gà bị xã cánh, một cánh hoặc cả hai cánh.
– Một số trường hợp thấy gà gục đầu, nghẹo cổ, một số bị giãn diều, ỉa chảy, cụp đuôi.
– Đối với thể mãn tính cả hai biểu hiện trên thường xảy ra ở gà lớn tuổi, bệnh đặc trưng hay gặp ở gà trên 16 tuần tuổi đến 30 tuần tuổi.

2. Bệnh tích.

• Đại thể.
+ Thể cấp tính (Thể điển hình): Tổn thương chủ yếu là sự hình thành các khối u ở nhiều bộ phận, cơ quan. U ở trên da, trong mô cơ của toàn cơ thể, trong các cơ quan nội tạng bao gồm tim, phổi, gan, lách, tuyến thượng thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng đều có khối u.

1 2 3 2 4 2
Khối u có hai dạng:
* Dạng kết hạt (u tập trung): Khối u gọn, có ranh giới với các tổ chức xung quanh, u nhô lên khỏi bề mặt các cơ quan, tổ chức, và u to nhỏ không đều nhau, từ bằng hạt đậu, hạt ngô, đến bằng quả táo. Nhiều u nhỏ kết hợp lại thành đám các khối u lớn hơn. U có màu vàng xám, ấn tay lên u sẽ để lại dấu vết, bổ đôi u thấy mặt cắt bóng láng.
* Dạng lan toả (lan tràn): Mô u là những đám tổ chức hạt rất nhỏ, nằm rải đều khắp trong các cơ quan, mô u xen kẽ với mô lành, không có ranh giới giữa mô u với mô lành. U to lên, cơ quan cũng to lên một cách đồng đều, cơ quan tổn thương có màu vàng xám, bở và rất dễ vỡ.
– Bệnh ở thể này thì biến đổi đại thể rất khó phân biệt với bệnh Lymphoid Leucosis.
– Song có thể căn cứ vào khối u của bệnh Lymphoid Leucosis thì khối u ít khi thấy ở trên da và trong mô cơ,
– Mặt khác, bệnh Lymphoid Leucosis thường mắc ở gà trên 16 tuần tuổi.
* Thể mãn tính.
Thể mắt: Gà bị bệnh, tổn thương bệnh lý thấy rõ ở mắt.
– Mắt viêm, màu mắt chuyển sang xám xanh, màu tro, con ngươi từ dạng tròn chuyển sang méo mó, hình xao,có trường hợp con ngươi bị thu nhỏ chỉ còn là một điểm nhỏ.
– Những con bị nặng, mắt bị viêm dính dẫn tới mắt bị mù.
* Thể thần kinh: Các dây thần kinh vùng hông, lưng, cánh, cơ liên sườn…, đều bị liệt.
– Các dây thần kinh mắt, thần kinh trong đùi, thần kinh cánh đều có tổn thương viêm.
– Thường dây thần kinh sưng to gấp 4 – 5 lần so với bình thường, phù thũng, đục, màu vàng xám.
– Ở những con bị què chân, xã cánh, khi mổ khám thấy tổn thương rất rõ ở thần kinh hông, thần kinh cánh.
– Não và tuỷ sống phải quan sát vi thể mới có thể thấy được.

3. Biến đổi vi thể.

Biến đổi bệnh lý vi thể có ở da, cơ và tất cả các cơ quan nội tạng: gan, lách, thận, tim,…
Các khối u ở hai dạng lan toả và kết hạt, trong mô u đều tăng sinh mạnh chủ yếu là các tế bào đơn nhân đa hình thái (lymphoid).
Bao gồm các tế bào lympho to, vừa, nhỏ (non, trưởng thành và già).
Tế bào lympho non (lymphoblast) và lympho vừa không thấy nữa.
Mô thần kinh bị phù nặng, vỏ myelin bong khỏi sợi thần kinh và tăng sinh mạnh tế bào Schwann.
+ Thể ẩn tính (Thể bệnh nhẹ): Tổn thương vi thể loại III (còn gọi là loại C):
– Gặp ở gà nhiễm bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Mô thần kinh không có biến đổi.
– Trong mô bào các cơ quan chỉ thấy tăng sinh nhẹ lymphoblast và plasmocyte thành các đám nhỏ, lẻ tẻ.

Bệnh gây nên bởi virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60-70%. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này. Do vậy, việc chủng ngừa vắc-xin cho gà vẫn là giải pháp đem lại hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho gà do Marek nhất hiện nay.

RismavacRismavac CA126

• Liên hệ với công ty Tân Tiến để được tư vấn và mua sản phẩm vắc-xin phòng bệnh Marek là sản phẩm RismavacRismavac CA126 từ nhà sản xuất MSD.